Ý NGHĨA TƯ THẾ CỦA TƯỢNG PHẬT- TƯỢNG PHẬT THÍCH CA MÂU NI- TƯỢNG PHẬT A DI ĐÀ

08/12/2019
Tin tức

Ý NGHĨA TƯ THẾ CỦA TƯỢNG PHẬT- TƯỢNG PHẬT THÍCH CA MÂU NI- TƯỢNG PHẬT A DI ĐÀ.

Trong Phật Giáo chúng ta thường hay nhìn thấy các tượng Phật được tạc và chế tác với nhiều tư thế khác nhau.

Để tìm hiểu rõ hơn về các tư thế Phật ẤN Thiền ( Được gọi là MUDRA) .Trong khi một số mudra liên quan đến toàn bộ cơ thể, hầu hết được thực hiện với những bàn tay và ngón tay.Một Mudra là một cử chỉ tượng trưng tinh thần và một dấu ấn tràn đầy năng lượng của tính xác thực sử dụng trong các hình tượng và thực hành tâm linh của các tôn giáo.

Dưới Đây là 6Tư thế ẤN THỦ để bạn có thể dễ dàng nhận biết và hiểu!

1. Abhaya MuDra ( Vô Úy Thủ Ấn)

Abhaya: nghĩa là không sợ hãi, bảo vệ.

Tư thế của thủ ấn này là tay phải đưa lên ngang tầm ngực, lòng bàn tay xoay ra phía ngoài, các ngón tay hướng thẳng lên trên, tay còn lại để xuôi theo tư thế toạ thiền (đối với tượng ngồi) tay trái duỗi hướng xuống đất (đối với tượng đứng).

2. Samabhita Mudra ( Thiền Định Ấn Thủ)

Đây là một tư thế phổ biến thường thấy ở tượng Phật. Trong tư thế này, Đức Phật được miêu tả với hai lòng bàn tay đặt trên đùi, chân bắt chéo trong tư thế hoa sen. Đôi khi, một bát khất thực cũng được đặt vào lòng. Samadhi mudra đại diện cho sự tập trung tâm trí và đạt được sự hoàn hảo tinh thần.

3. Hiệp chưởng Ấn Thủ

Với ấn này, hai bàn tay chắp trước ngực, được sử dụng để tán thán, ca ngợi, và cũng là cử chỉ chào hỏi thông thường tại Ấn Độ. Với dạng ấn, hai bàn tay chắp lại chỉ Chân như. Trong các tranh tượng, Phật và các vị Bồ Tát không bao giờ được trình bày với ấn này vì trong Ba thế giới, không có ai vượt ngoài trí huệ của chư vị và vì vậy, chư vị không cần phải tán thán ai cả.

4. Vitarana Mudra : Trang Luận

Ấn này thường nhầm lẫn với ấn Abhaya MuDra

Ở Vitarana mudra, bàn tay phải Đức Phật tạo thành một vòng tròn với ngón tay cái và một ngón tay, tượng trưng cho bánh xe của pháp. Tượng này tượng trưng cho sự khôn ngoan, sự hiểu biết, miêu tả một khoảnh khắc đặc biệt trong cuộc đời của Đức Phật, đó là bài thuyết pháp đầu tiên mà đức Phật đã ban cho các đệ tử đầu tiên sau khi đạt được Giác ngộ.

5. Varada Mudra : Ấn Thủ Ban Phước 

Hai bàn tay nâng ngang thắt lưng, lòng bàn tay hướng ra ngoài, bàn tay trái hướng xuống, bàn tay phải hướng lên.

Ấn thí nguyện cũng được gọi là Dữ nguyện ấn hay Thí dữ ấn.

6. Patahattha Mudra( Trì Bình Thủ Ấn)

Thủ ấn này vị trí hai bàn tay chồng lên nhau tay phải để trên tay trái hai bàn tay duỗi ra để nâng bình bát.

Trong hoạt động hằng ngày của Đức Phật chia làm năm thời đó chính là buổi sáng, buổi trưa, canh đầu, canh giữa và canh cuối.

Buổi sáng đó chính là lúc ngài trì bình hóa duyên tế độ những người hữu duyên và thọ thực.

Đây là tư thế thủ ấn trì bình mà các nhà nghệ thuật điêu khắc sử dụng để mô tả về đời sống thường nhật của Ngài.

 

 

Chia sẻ

Bài viết liên quan

Facebook Chat

Facebook